Công tác Khoa giáo
Châu Thành chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 8 2022 14:23
- Lượt xem: 1553
(TUAG)- Đã hơn 60 năm trôi qua, kể từ khi thảm họa da cam/đioxin xảy ra đã để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều thế hệ người Việt Nam. Đặc biệt đối với nạn nhân và gia đình họ, cuộc sống khó khăn vẫn luôn đeo đẳng, đơn giản vì họ không có sức khỏe để tự mình chăm sóc mình. Chung tay xoa dịu nỗi đau, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam là những hành động cụ thể đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Châu Thành quan tâm thực hiện trong nhiều năm qua.
Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Châu Thành tặng quà cho nạn nhân da ca/đioxin
Trên địa bàn huyện Châu Thành hiện có 131 hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin, trong đó 31 người trực tiếp và gián tiếp bị nhiễm chất độc da cam/đioxin đang được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước, trong đó, đã có 4 nạn nhân qua đời, 13 người trực tiếp tham gia kháng chiến, số còn lại là con, cháu bị phơi nhiễm và nhân dân bị ảnh hưởng sống trong vùng chiến tranh bị khuyết tật đặt biệt nặng. Có những gia đình có đến 2, 3 nạn nhân và cũng có những gia đình có đến 3 thế hệ cùng mang trong mình loại bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị dị dạng, khiếm khuyết cơ thể do di chứng chất độc da cam/đioxin gây ra, không thể sống độc lập mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc, hỗ trợ của người thân, họ là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ.
Trên con đường đất nhỏ hẹp ở vùng quê ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh An, trong căn nhà tình nghĩa hơn 60 mét vuông do Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện Châu Thành trao tặng là nơi nương náo của gia đình cô Nguyễn Thị Mỹ Anh, người có 3 người con bị nghi nhiễm chất độc da cam/đioxin. Người con trai lớn Nguyễn Văn Kiệt 32 tuổi bị co rút tay chân chỉ nằm một chỗ, cô con gái Nguyễn Thị Trúc 29 tuổi và con trai Nguyễn Văn Thức 26 tuổi bị thiểu năng, ngờ nghệt. Đôi mắt đờ đẩn, tay chân tật nguyền, không thể kiềm chế hành vi, cử chỉ của mình…Có lẽ hơn ai hết cô thấu hiểu nỗi đau của những người mẹ khi có những đứa con nhiễm chất độc quái ác mang tên da cam. Vất vả, cực nhọc cũng chẳng là gì khi mà hằng ngày phải nhìn những đứa con của mình sinh ra quần quại trong đau đớn.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Anh bồi hồi chia sẻ: “Tôi có 3 đứa con bị bệnh tật cũng rất đau lòng, mình suy nghĩ những người có con bệnh tật như mình cũng đau khổ, mình cũng gắng vươn lên sống nuôi con chứ biết sao giờ, con mình mình lo, đôi khi cũng mệt mỏi, quạo cũng gắng lo cho con đâu có bỏ được, một đứa mệt mỏi lắm này tới 3 đứa cực khổ mấy cũng gắng lo, mình sống ngày lo ngày nấy chứ không bỏ được…”.
Do phải chăm sóc 3 người con, nên mọi chuyện đều phải trông cậy vào đồng tiền làm thuê đấp đổi qua ngày của chú Ảng, gia tài lớn nhất của chú là cặp Bò được Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh An Giang hỗ trợ, nhờ chăm chỉ chăm sóc đời sống gia đình ổn định hơn.
Chú Nguyễn Văn Ảng chia sẻ: “Nhờ hội nạn nhân chất độc da cam hỗ trợ tôi số vốn để nuôi bò, tôi cũng chăm sóc nuôi để giữ số vốn để phát triển lên thoát nghèo vươn lên với xã hội người ta…”.
Mặc dù nguồn lực còn hạn chế, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện Châu Thành đã chủ động phối hợp Tỉnh hội, các Ban, Ngành huyện, các xã, thị trấn nỗ lực thực hiện nhiều chương trình để đồng hành chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam/đioxin bằng những hành động thiết thực, qua năm năm, Hội đã thăm hỏi, động viên và tặng 828 suất quà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam nhân các dịp lễ, tết; khám, chữa bệnh miễn phí, sửa chữa và cất mới 08 căn nhà tình thương cho gia đình nạn nhân gặp khó khăn về nhà ở; hỗ trợ đột xuất 13 hộ gia đình nạn nhân nghèo, cấp xe lăn cho những nạn nhân không có điều kiện đi lại. Bên cạnh đó, Huyện Hội còn giúp đỡ, hỗ trợ cho 5 hộ gia đình nạn nhân nghèo được vay vốn không tính lãi để sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ phát triển kinh tế… với số tiền trên 630 triệu đồng.
Tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Lào - Campuchia những năm 1969 tại Tiểu đoàn 410, Trung đoàn 195 Quân khu 9 với nhiệm vụ tác chiến bảo vệ hành lang, sau giải phóng trở về quê hương, Chú Bùi Hồng Vân mang trong mình chất độc da cam để lại nhiều di chứng bệnh tật, con trai chú cũng nhiễm chất độc da cam rất nặng, thần kinh không bình thường, thích gì làm đó, đôi khi nóng giận đập phá đồ đạt. Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước gia đình Chú được hỗ trợ chính sách hàng tháng đã làm vơi đi nỗi đau tinh thần trong một gia đình có con bị nhiễm chất độc da cam.
Chú Bùi Hồng Vân cho biết, “được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể huyện, xã, thị trấn, nhìn chung mà nói, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đối với nạn nhân chất độc da cam được quan tâm khá sâu sắc, đặc biệt là thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, động viên anh em rất kịp thời. Chế độ nhà nước về tiền lương, trợ cấp được chi trả rất là tốt, đến ngày là các anh cấp hoặc lên huyện nhận hoặc mang đến tận nhà rất là chu đáo quan tâm đến gia đình, nạn nhân chất độc da cam…”.
Cùng với những hoạt động chăm lo đời sống cho nạn nhân, gia đình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/đioxin. Thường trực Huyện hội thường xuyên làm tốt vai trò tham mưu cho Thường trực Tỉnh hội, Thường trực Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Dân vận Huyện ủy về các hoạt động của Hội, cụ thể là xây dựng kế hoạch để điều tra, khảo sát, phân loại nắm chắc số nạn nhân bị phơi nhiễm đang gặp khó khăn để có kế hoạch chăm sóc, giúp đỡ một cách thiết thực, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.
Chính sự quan tâm của Đảng, nhà nước cũng như các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong toàn Huyện Châu Thành, sự sẻ chia, đồng hành của cộng đồng chung tay chăm lo đời sống nạn nhân da cam/đioxin đã tiếp thêm nghị lực để họ vượt qua bệnh tật, số phận, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống./.
Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Châu Thành tặng quà cho nạn nhân da ca/đioxin
Trên địa bàn huyện Châu Thành hiện có 131 hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin, trong đó 31 người trực tiếp và gián tiếp bị nhiễm chất độc da cam/đioxin đang được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước, trong đó, đã có 4 nạn nhân qua đời, 13 người trực tiếp tham gia kháng chiến, số còn lại là con, cháu bị phơi nhiễm và nhân dân bị ảnh hưởng sống trong vùng chiến tranh bị khuyết tật đặt biệt nặng. Có những gia đình có đến 2, 3 nạn nhân và cũng có những gia đình có đến 3 thế hệ cùng mang trong mình loại bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị dị dạng, khiếm khuyết cơ thể do di chứng chất độc da cam/đioxin gây ra, không thể sống độc lập mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc, hỗ trợ của người thân, họ là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ.
Trên con đường đất nhỏ hẹp ở vùng quê ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh An, trong căn nhà tình nghĩa hơn 60 mét vuông do Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện Châu Thành trao tặng là nơi nương náo của gia đình cô Nguyễn Thị Mỹ Anh, người có 3 người con bị nghi nhiễm chất độc da cam/đioxin. Người con trai lớn Nguyễn Văn Kiệt 32 tuổi bị co rút tay chân chỉ nằm một chỗ, cô con gái Nguyễn Thị Trúc 29 tuổi và con trai Nguyễn Văn Thức 26 tuổi bị thiểu năng, ngờ nghệt. Đôi mắt đờ đẩn, tay chân tật nguyền, không thể kiềm chế hành vi, cử chỉ của mình…Có lẽ hơn ai hết cô thấu hiểu nỗi đau của những người mẹ khi có những đứa con nhiễm chất độc quái ác mang tên da cam. Vất vả, cực nhọc cũng chẳng là gì khi mà hằng ngày phải nhìn những đứa con của mình sinh ra quần quại trong đau đớn.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Anh bồi hồi chia sẻ: “Tôi có 3 đứa con bị bệnh tật cũng rất đau lòng, mình suy nghĩ những người có con bệnh tật như mình cũng đau khổ, mình cũng gắng vươn lên sống nuôi con chứ biết sao giờ, con mình mình lo, đôi khi cũng mệt mỏi, quạo cũng gắng lo cho con đâu có bỏ được, một đứa mệt mỏi lắm này tới 3 đứa cực khổ mấy cũng gắng lo, mình sống ngày lo ngày nấy chứ không bỏ được…”.
Do phải chăm sóc 3 người con, nên mọi chuyện đều phải trông cậy vào đồng tiền làm thuê đấp đổi qua ngày của chú Ảng, gia tài lớn nhất của chú là cặp Bò được Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh An Giang hỗ trợ, nhờ chăm chỉ chăm sóc đời sống gia đình ổn định hơn.
Chú Nguyễn Văn Ảng chia sẻ: “Nhờ hội nạn nhân chất độc da cam hỗ trợ tôi số vốn để nuôi bò, tôi cũng chăm sóc nuôi để giữ số vốn để phát triển lên thoát nghèo vươn lên với xã hội người ta…”.
Mặc dù nguồn lực còn hạn chế, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin huyện Châu Thành đã chủ động phối hợp Tỉnh hội, các Ban, Ngành huyện, các xã, thị trấn nỗ lực thực hiện nhiều chương trình để đồng hành chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam/đioxin bằng những hành động thiết thực, qua năm năm, Hội đã thăm hỏi, động viên và tặng 828 suất quà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam nhân các dịp lễ, tết; khám, chữa bệnh miễn phí, sửa chữa và cất mới 08 căn nhà tình thương cho gia đình nạn nhân gặp khó khăn về nhà ở; hỗ trợ đột xuất 13 hộ gia đình nạn nhân nghèo, cấp xe lăn cho những nạn nhân không có điều kiện đi lại. Bên cạnh đó, Huyện Hội còn giúp đỡ, hỗ trợ cho 5 hộ gia đình nạn nhân nghèo được vay vốn không tính lãi để sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ phát triển kinh tế… với số tiền trên 630 triệu đồng.
Tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Lào - Campuchia những năm 1969 tại Tiểu đoàn 410, Trung đoàn 195 Quân khu 9 với nhiệm vụ tác chiến bảo vệ hành lang, sau giải phóng trở về quê hương, Chú Bùi Hồng Vân mang trong mình chất độc da cam để lại nhiều di chứng bệnh tật, con trai chú cũng nhiễm chất độc da cam rất nặng, thần kinh không bình thường, thích gì làm đó, đôi khi nóng giận đập phá đồ đạt. Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước gia đình Chú được hỗ trợ chính sách hàng tháng đã làm vơi đi nỗi đau tinh thần trong một gia đình có con bị nhiễm chất độc da cam.
Chú Bùi Hồng Vân cho biết, “được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể huyện, xã, thị trấn, nhìn chung mà nói, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đối với nạn nhân chất độc da cam được quan tâm khá sâu sắc, đặc biệt là thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, động viên anh em rất kịp thời. Chế độ nhà nước về tiền lương, trợ cấp được chi trả rất là tốt, đến ngày là các anh cấp hoặc lên huyện nhận hoặc mang đến tận nhà rất là chu đáo quan tâm đến gia đình, nạn nhân chất độc da cam…”.
Cùng với những hoạt động chăm lo đời sống cho nạn nhân, gia đình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/đioxin. Thường trực Huyện hội thường xuyên làm tốt vai trò tham mưu cho Thường trực Tỉnh hội, Thường trực Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Dân vận Huyện ủy về các hoạt động của Hội, cụ thể là xây dựng kế hoạch để điều tra, khảo sát, phân loại nắm chắc số nạn nhân bị phơi nhiễm đang gặp khó khăn để có kế hoạch chăm sóc, giúp đỡ một cách thiết thực, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.
Chính sự quan tâm của Đảng, nhà nước cũng như các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể trong toàn Huyện Châu Thành, sự sẻ chia, đồng hành của cộng đồng chung tay chăm lo đời sống nạn nhân da cam/đioxin đã tiếp thêm nghị lực để họ vượt qua bệnh tật, số phận, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống./.
Trần Ngân